Ngày nay, sinh con khi đã lớn tuổi càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, số phụ nữ sinh con ở độ tuổi 35-49 tăng gấp ba lần kể từ những năm 1970.
Tuy nhiên, càng mang thai muộn, nguy cơ khó thụ thai và sẩy thai ngày càng cao. Ngay từ bây giờ, bạn hãy chọn cho mình thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục.
Mang thai ở độ tuổi 20Ở độ tuổi này, khả năng thụ thai ở phụ nữ cao, trong vòng khoảng hai tháng, nguy cơ sẩy thai tương đối thấp và ít có biến chứng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong môt số trường hợp, sinh con sớm không hoàn toàn là tốt. Phụ nữ ở độ tuổi 20-24 có nguy cơ bị tiền sản giật (một tình trạng nguy hiểm khi mang thai, gây huyết áp cao và protein trong nước tiểu) hơn so với phụ nữ từ 25 đến đầu 30. Điều này có thể dẫn đến suy giảm của sự phát triển bào thai và sinh con.
Phụ nữ ở độ tuổi đầu 20 có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn so với những người ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30, do sức khỏe kém và có thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Mang thai ở độ tuổi 30Thời nay, phụ nữ thường tập trung nhiều hơn cho sự nghiệp, và họ chỉ muốn có con khi họ đã thành đạt, đảm bảo về mặt tài chính. Vì vậy, nhiều người cho rằng, sinh con ở độ tuổi 30 là hợp lý. Tuy nhiên, mang thai ở độ tuổi này, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để thụ thai, khả năng sinh sản sẽ giảm dần sau tuổi 30 và nguy cơ cao trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down hoặc bị khuyết tật nhiễm sắc thể.
Tuy nhiên, trong môt số trường hợp, sinh con sớm không hoàn toàn là tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết phụ nữ từ 35 tuổi trở đi đều gặp nhiều vấn đề khi sinh con. Trước tiên, khả năng sinh sản sẽ bắt đầu giảm nhanh sau độ tuổi 35, khả năng thụ thai khó. Theo thống kê của Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, khoảng 1/3 số phụ nữ trên 35 có vấn đề về khả năng sinh sản.
Phụ nữ trong nhóm tuổi này cũng dễ bị sẩy thai hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của Đan Mạch đã phát hiện ra rằng hơn 20% phụ nữ ở độ tuổi 35-39 bị sẩy thai.
Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị tiền sản giật, tiểu đường, sinh non và trẻ bị nhẹ cân, cũng như các vấn đề về nhau thai trong thai kỳ, phổ biến nhất là hiện tượng nhau thai bám thấp. Tình trạng này có thể gây mất máu nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong cho thai phụ.
Mang thai ở độ tuổi 40Khi bước sang tuổi 40, việc mang thai là rất nguy hiểm. Hơn 50% khả năng khó thụ thai và nguy cơ trẻ sinh ra mắc hội chứng down và nhiễm sắc thể bất thường cao. Theo nghiên cứu của Đan Mạch, nguy cơ sẩy thai hơn 50% đối với phụ nữ ở độ tuổi 42.
Phụ nữ ở độ tuổi này cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai cao gấp 3 lần so với các bà mẹ trẻ. Trong thời gian mang thai, họ thường cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn. Cơ thể sau khi sinh cũng cần nhiều thời gian phục hồi hơn.