Bánh trung thu (BTT), một trong những sản phẩm làm nên mùa Tết ngày rằm tháng 8, hiện đã sẵn sàng trên các quầy kệ lẫn shop online. Dòng bánh nào phù hợp với nhu cầu của bạn? Bánh có thương hiệu BTT được mua làm quà biếu luôn chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao nhất của thị trường. Do vậy, người tiêu dùng thường chọn những thương hiệu danh tiếng để “ghi điểm” với người nhận. Năm nay, do nguyên liệu đầu vào tăng, hầu hết các nhãn hiệu bánh đều tăng giá bán từ 10 – 20%.
Cao cấp nhất của dòng BTT có thương hiệu thuộc những khách sạn lớn, mà NTD quen gọi là BTT 5 sao. Sở dĩ BTT 5 sao được đánh giá cao vì bánh sản xuất ít, do đầu bếp của các khách sạn 4 - 5 sao thực hiện (như KS Hilton, Daewoo, Horizon … ở Hà Nội; KS New World, Majestic, Sofitel, Sheraton, Winsor Plaza, Equatorial…tại TP.HCM). Dòng bánh này không chỉ dành cho khách nước ngoài mà còn nhắm đến khách hàng Việt Nam mua làm quà biếu.
Hộp bánh độc đáo của Winsor Plaza Giá của dòng bánh này không phải lúc nào cũng 5 sao. Nếu bạn chọn những dòng bánh truyền thống và kiểu bao bì không có yêu cầu đặc biệt, giá bánh trong khách sạn cũng chỉ cao hơn một chút, thậm chí ngang bằng dòng cao cấp của các công ty bên ngoài.
Tuy nhiên, với những dòng bánh thượng hạng, thường đặt trong hộp kèm với rượu tây, giá mỗi hộp có thể lên đến 2-3 triệu đồng.
Giá hộp BTT đôi khi bị quyết định bởi ... chai rượu Tây Nếu cần những dòng bánh phổ thông hơn, cũng như không phải đặt hàng trước, bạn có thể tìm đến những thương hiệu quen thuộc như Kinh Đô, Đồng Khánh, Bibica, ABC Bakery, Maxim’s…
Theo các nhà sản xuất, do tình hình kinh tế nửa đầu năm 2010 khá lạc quan, lượng tiêu thụ BTT năm nay sẽ tăng khá.
Cụ thể, Kinh Đô năm nay sẽ cho ra thị trường 1.900 tấn bánh (cao hơn mọi năm 100 tấn) tập trung vào phân khúc cao là dòng Trăng Vàng với 240.000 hộp. Trăng Vàng có 8 bộ sản phẩm: Hồng Phúc , Vinh Hoa, Tinh Tế, Hưng Phú, Thanh Tịnh, Thanh Tú, Tao Nhã
và Hoàn Bích, được chế biến từ thành phần nguyên liệu đặc biệt như bào ngư, hải sâm, vi cá, tôm càng... có giá từ 350.000 – 720.000 đồng/hộp. Các sản phẩm của dòng bánh tự chọn có giá 159.000 – 225.000 đồng/bánh (loại bánh 4 trứng), từ 46.000 – 79.000 đồng/bánh (loại bánh 2 trứng), từ 30.000 – 41.000 đồng/bánh (loại bánh 1 trứng), từ 26.000 – 38.000 đồng/bánh đối với các loại bánh dẻo và 33.000 - 59.000 đồng / bánh đối với loại nhân chay. Cũng trong năm nay, lần đầu tiên Kinh Đô giới thiệu dòng bánh chay Trăng Vàng Thanh Tịnh với giá 520.000 đồng/hộp 4 cái 200g.
Hộp Trăng Vàng Hồng Phúc 2010 của Kinh Đô BTT Nhà Hàng Đồng Khánh cũng là một trong những thương hiệu lâu đời. Năm nay Đồng Khánh mở cửa bán sớm từ giữa tháng 6, dự tính đến hết mùa sẽ tiêu thụ 300.000 bánh. Giá bánh dao động từ 34.000 đồng (dừa, hạt dưa,1 trứng, 150g) đến 385.000 đồng (bánh Đồng Khánh đặc biệt hảo hạng, 6 trứng, 1kg). Các loại bánh phổ thông 2 trứng trọng lượng 200g dao động từ 45.000 – 62.000 đồng/cái.
Khách hàng quen thương hiệu bánh Bibica sẽ thích thú với sản phẩm mang chủ đề ngàn năm Thăng Long. Hộp đựng là simili giả da ép nhũ sang trọng, bạn có thể chọn hình rồng nhà
Lý hoặc chùa Một Cột, giá bán khoảng 800.000 đồng cho loại hộp cao cấp 8 hoặc 10 bánh.
Cũng là những thương hiệu được người tiêu dùng biết đến nhưng những dòng bánh sau lại nhắm vào nhóm khách gia đình. Đó là những nhãn hiệu Như Lan, Thành Long, Đức Phát, Brodard, bánh mì Hà Nội, Givral … được xem là khác biệt với các nhãn hiệu BTT
của các công ty lớn bởi đặc thù là bánh tươi, sản xuất bán thủ công, hạn sử dụng (HSD) rất ít ngày (thường là 20 ngày kể từ ngày ra lò).
Dòng bánh tươi của Brodard Do HSD ngắn, đối tượng mua những dòng bánh này là người mang về nhà sử dụng, hoặc tặng những người thân thiết. Các cửa hàng có quy mô nhất định, thường chỉ phục vụ khách lẻ.
Khách hàng là công ty, đoàn thể cần phải đặt trước, giá trung bình từ 40.000 đồng/cái. Nhiều nơi chỉ nhận đặt hàng trước ngày 1/9/2010, tức 25/7 Âm Lịch.
Bánh cơ sở tư nhân Lý do khiến người tiêu dùng vẫn mặn mà với bánh tư nhân ít nổi tiếng không hẳn chỉ là giá rẻ, mà còn vì hương vị không lẫn vào đâu được của chiếc bánh. Mặc dù các dòng BTT của các công ty lớn được sản xuất bảo đảm vệ sinh hơn, nhân bánh phong phú với
đủ loại mùi vị : táo, chocolate, trà xanh, bào ngư, sò điệp, hải sâm, vi cá… nhưng vẫn khó qua mặt bánh cổ truyền ở sự tinh tế trong hương thơm và mùi vị.
Nhiều người sành ăn tiết lộ bánh thủ công có vỏ giòn, thơm, nhân bánh ngọt thanh, đậm đà, thường là bánh “nóng” (làm ra tới đâu bán tới đó) mà các dòng bánh công nghiệp không có được. Do vậy, họ thường mua của những hộ gia đình quen biết, hoặc ra chợ để chọn, giá từ 20.000 – 40.0000 đồng/cái.
Chọn mua như thế nào? Nếu bạn cần mua BTT làm quà tặng, nên chọn những loại có thương hiệu. Chọn hiệu nào tùy vào gu của người nhận (nếu thân thiết), và vào khả năng tài chính của mỗi người.
Với những dòng bánh có thương hiệu, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn nên chọn sản phẩm có lớp bao bì còn nguyên vẹn, kín, không bị thủng hoặc xì hơi để không khí lọt vào. Các hình ảnh, logo của nhà sản xuất sắc nét, không bị nhoè,
trên bao bì in rõ và đầy đủ những thông tin cần thiết như: tên chủng loại bánh, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, thành phần nguyên liệu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng…
Nếu mua hàng tại các đại lý lề đường, bạn nên cẩn thận với hàng nhái. Ảnh: blogMiThu Với dòng bánh nhỏ lẻ tư nhân, bạn cần phải sử dụng đủ giác quan để đánh giá. Với loại bánh nướng, vỏ bánh phải mềm vừa, có mùi thơm đặc trưng. Màu vàng của bánh hơi sậm, bóng mịn và không bị tươm dầu. Tuỳ theo từng loại nhân mà bánh có mùi vị đặc trưng như: vị bùi của các loại hạt ; vị béo, thơm của lạp xưởng, giò heo, gà quay, dăm bông…
Khó đảm bảo chất lượng khi mua hàng ở nơi như thế này. Ảnh baomoi Mỗi túi bánh phải kèm theo túi hút ẩm.
Bánh chất lượng kém thường có bao bì lem nhem, chảy dầu ra ngoài bao bì, ngửi có mùi vị lạ, thậm chí ôi khét. Tốt nhất nên mua bánh ở những nơi bạn quen biết, chọn hàng bày bán tràn lan (không bao bì) ngoài chợ hay trên đường phố rất dễ mua phải hàng kém chất lượng do hàng từ Trung Quốc về khá nhiều, nhất là những dòng bánh được giới thiệu là có nhân lạ.