Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm key
Nhập phần mềm ..
Latest topics
» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby tuquynh 25/2/2012, 11:09 am

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby tuquynh 25/2/2012, 11:04 am

» Phần mêm thiết kế hóa đơn rồi tự in
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby mem1000 11/10/2011, 10:33 am

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby tuquynh 30/9/2011, 4:44 pm

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby tuquynh 30/9/2011, 4:29 pm

» Xilisoft Video Converter Ultimate 6 0 7 0707 Full Version
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby mem1000 31/8/2011, 11:11 am

» Sửa anh online
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby mem1000 30/8/2011, 11:18 am

» Bách phát bách trúng
Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitimeby lequyetthanh 25/8/2011, 10:29 pm

Liên kết
Kết quả sổ xố Tỉ giá ngoại tệ Xem thời tiết hôm nay Kho luận văn
Top posters
Admin (636)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
gacon (185)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
meocon (147)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
mem1000 (144)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
lequyetthanh (72)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
lady9x (41)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
jackychun (38)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
hum`kondethuong (27)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
tuquynh (12)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
tranvandoan (9)
Tưởng Như Là Tình yêu Poll_leftTưởng Như Là Tình yêu Voting_bar2Tưởng Như Là Tình yêu Poll_right 
Keywords
trình 2011 kiếm 2010

 

 Tưởng Như Là Tình yêu

Go down 
Tác giảThông điệp
meocon
Thành viên tích cực cấp II
Thành viên tích cực cấp II
meocon


Tổng số bài gửi : 147
Điểm viết bài là : 25756
Join date : 08/06/2010

Tưởng Như Là Tình yêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Tưởng Như Là Tình yêu   Tưởng Như Là Tình yêu Icon_minitime28/6/2010, 6:10 pm

Một …


Nghe tiếng mời “Vào đi”, Trọng vuốt lại vạt áo coat, mở cửa bước vào.
Người đàn bà ngồi sau bàn giấy bừa bộn vẫn cắm cúi chăm chú nhìn vào
cuốn sổ mở rộng trước mặt, chẳng buồn ngẩng lên nhìn, chỉ đưa ta ra
hiệu:
- Mời ngồi.
Trọng lặng lẽ kéo chiếc ghế
cạnh bàn ngồi xuống chờ đợi. Bà chủ nhà in “Đời Mới” hình như đang chán
nản hoặc bực bội với những gì vừa đọc, thở dài đóng cuốn sổ, ngồi thẳng
người trong chiếc ghế bành, đưa mắt nhìn Trọng:
- Chào ông. Phải Trọng không?
Trọng gật đầu:
- Vâng. Chào bà.


Trọng nhìn thẳng vào mặt người đàn bà mà anh đã nghe tiếng nhiều lần
nhưng hôm nay mới có dịp gặp mặt. Diệp không còn trẻ nhưng nét xuân sắc
vẫn còn phảng phất, khuôn mặt trang điểm cẩn thận nhưng vẫn không dấu
được những nếp nhăn trên khoé môi. Diệp cũng nhìn thẳng vào mắt Trọng,
cái nhìn của gần như soi mói khiến Trọng lịch sự đưa mắt lảng tránh.
Diệp ngửa người trên ghế:
- Ông muốn vào làm việc với chúng tôi vậy ông hãy nói qua về mình.
Trọng tằng hắng:

- Thưa bà vâng. Tôi đang thất nghiệp, nghe anh Đỉnh nói bà cần
người làm việc trong nhà in ban đêm nên nhờ anh ấy giới thiệu, xin vào
gặp bà.
Diệp hững hờ:
- Trước đây ông làm gì?
Trọng thở ra:
- Thợ điện, trước nữa khi còn ở VN thì đủ nghề, kể cả sửa xe, dịch sách, dạy Anh ngữ cho người được phép xuất ngoại.
- Nghe anh Đỉnh nói ông cũng là cựu quân nhân.
- Vâng. Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến, xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia.
- Ông biết gì về nhà in?
Trọng lắc đầu:

- Không nhiều lắm. Sang Mỹ tôi có viết một cuốn sách về trận Hạ
Lào, khi tiếp xúc với nhà in tôi có thấy qua máy móc và cách thức vận
hành nhưng không có kinh nghiệm gì cả.
Diệp gật gù:

- Thực ra thì tôi cần người trông coi toán thợ làm việc ban đêm chứ
cũng không cần người chạy máy in. Ông đã coi sóc một toán thợ bao giờ
chưa?
- Dạ chưa.
- Còn trong quân đội?
- Tôi đã từng là Đại Đội Trưởng, có vài chục lính dưới quyền.
Diệp nheo mắt nhìn Trọng:
- Thế khi lính không nghe lời thì ông làm thế nào?
Trọng mỉm cười vung tay:
- Thì tôi … đập chúng nó thấy mẹ.
Diệp bật cười:
- Thợ không phải là lính, và ở Mỹ này nếu ông đánh đập người ta, họ kiện cho sạt nghiệp.
Trọng nhận thấy câu nói đùa vô lý của mình nên cười trừ:

- Là tôi nói vậy thôi. Nhân viên làm không được việc, nói không
nghe thì mình cảnh cáo một lần, tái phạm thì sa thải chứ khó khăn gì,
phải không bà.
Diệp thở dài:
- Nguyên tắc thì là như vậy, nhưng kiếm được người thợ vững tay nghề và chịu khó cũng không dễ nên mình cần khéo léo.

Diệp ngừng nói, kín đáo quan sát vóc dáng của người đàn ông ngồi trước
mắt. Trọng đã khá nhiều tuổi, có lẽ cũng đã trên dưới sáu mưới, nhưng
trông còn rất khoẻ mạnh, tóc hớt cao như thể vẫn còn trong quân đội,
thân hình dong dỏng cao, cộng với đôi mắt sáng không đeo kính khiến
Trọng trông còn rất trẻ. Diệp hài lòng:
- Để tôi nói qua
về công việc cho ông biết. Công ty của chúng tôi in và phát hành cho
hầu hết các sách báo, tạp chí và giấy tờ linh tinh cho các cơ sở thương
mại trong vùng. Gay go nhất là các nhật báo, phải được in ban đêm, phát
hành sáng sớm, trễ nải là coi như hỏng, do đó tôi cần một người làm
việc từ 12 giờ khuya tới 8 giờ sáng, coi sóc toán thợ in, đốc thúc họ
làm việc chăm chỉ, ông nghĩ thế nào? Liệu có đảm nhiệm được không?
Trọng nhếch mép cười:
- Khó khăn gì. Tôi làm dư sức!
Để thuyết phục Diệp, Trọng sôi nổi tiếp lời:

- Cho tôi ít lâu, tôi học cách chạy máy in được ngay. Anh thợ nào
làm khó dễ hay vắng mặt, tôi nhảy vào làm thế, không để việc phát hành
trễ nải!
Diệp có vẻ thích thú:
- Thôi được.
Tôi sẽ để cho ông thử việc ba tháng. Nếu công việc trôi chảy ông sẽ trở
thành nhân viên thực thụ. Anh Đỉnh sẽ chỉ dẫn cho ông những ngày đầu,
còn lương bổng thì …
Diệp ngừng nói, viết một con số trên tờ sticky note, trao cho Trọng:
- Như vậy ông có vừa ý không?
Trọng liếc nhìn mảnh giấy, gật đầu:
- Cám ơn bà. Bao giờ tôi bắt đầu?
- Ngay tối mai. Tôi sẽ báo cho phòng hành chánh và anh Đỉnh biết tin. Ông còn câu hỏi gì nữa không?
Trọng lắc đầu:
- Dạ không.
Diệp đứng lên, đưa tay bắt tay Trọng, nói bằng tiếng Anh:
- Welcome aboard.
Trọng cũng đứng lên, xiết nhẹ bàn tay mềm và ấm của người đàn bà, và cũng trả lời ngắn gọn bằng tiếng Anh:
- Thanks.

Diệp để nguyên bày tay mình trong tay Trọng, bàn tay đàn ông vững trãi
làm Diệp thấy nôn nao. Đã hai người đàn ông đi qua đời, hai lần đổ vỡ,
Diệp không còn nghĩ đến hạnh phúc gia đình, chỉ chú tâm vào công việc,
và tạm quên niềm cô đơn bằng những gặp gỡ ngắn ngủi với những người đàn
ông xa lạ. Khi Trọng chào giã từ, quay lưng đi ra, Diệp vẫn đứng yên
nhìn theo mỉm cười.


Hai …

Sau khi cả hai người đã ngồi yên trước ly cà phê bốc khói, Trọng mở lời:
- Muốn mời anh một ly cà phê để cám ơn anh nhưng bận quá, hôm nay mới có dịp. Anh vẫn khoẻ?
Đỉnh mỉm cười:
- Thường thôi. Bạn bè với nhau đâu cần khách sáo thế. Sao, hơn tháng rồi, công việc không có gì khó khăn chứ?
Trọng nhún vai:

- Có gì mà khó khăn. Coi mấy người thợ, nhắc nhở họ đừng trễ nải,
vui vẻ chuyện trò với họ là đâu vào đấy. Tôi cũng đã học được cách thức
chạy máy in và máy đóng sách. Trong xưởng in ai cũng dễ chịu. Ngay cả
bà Diệp, bà ấy …
Trọng ngần ngừ không muốn nói tiếp nhưng
Đỉnh cũng đã hiểu, vì anh làm việc cho “Đời Mới” đã lâu năm, đã thấy và
biết rất rõ về bà chủ của mình. Anh nói nhẹ:
- Ông nên cẩn thận. Người đàn bà đó giầu có và đầy thế lực nhưng cũng rất khó làm cho bà ta hài lòng.
- Tôi làm việc hết sức mình, Diệp không có gì phải than phiền.
Đỉnh ngắt lời:
- Không phải chỉ là công việc.
Trọng tần ngần:
- Tôi không hiểu.

- Ông không muốn hiểu thì đúng hơn. Người đàn bà đó muốn nhiều thứ
lắm. Nhà in rất phát đạt, và chủ báo nào cũng là con nợ của bà ta nên
bà ta nói sao cũng phải nghe nếu không sẽ bị đình bàn, và có thể vỡ nợ.
Họ tâng bốc bà ta hết lời.
Trọng ngắt lời:
- Tôi thấy cũng có tờ nói xấu bà ta đấy thôi.

- Ông đừng làm bộ ngây thơ. Đó là tờ báo ở tiểu bang khác, không
phải là những tờ báo in tại xưởng nhà, và không là con nợ của Diệp.
Trọng thở dài ngồi yên. Đỉnh đưa mắt dò hỏi:
- Ông gặp riêng bà ta tại nhà chưa?
Trọng nhè nhẹ gật đầu:
- Vài lần.
Đỉnh nhếch môi:
- Và bà ta đã đưa cho ông cell phone riêng, để có thể gọi ông bất cứ lúc nào?
Trọng chỉ cúi đầu không trả lời. Đỉnh thở hắt ra:

- Bây giờ thì ông hiểu là tại sao tôi ngần ngừ khi ông nhờ tôi giới
thiệu với bà ta để xin việc làm. Thành phố này ai cũng biết thành tích
của Diệp và những người đàn ông bị bà ta vắt chanh bỏ vỏ. Tôi sợ là ông
cũng đến thế thôi.
Trọng cười buồn:
- Tôi còn gì nữa mà vắt. Diệp giúp đỡ tôi thì đúng hơn.
- Bà ta đã hứa hẹn với ông những gì?
- Sẽ tăng lương và chính thức trở thành “Giám Đốc Điều Hành” ngay, không cần đợi hết 90 ngày, và …
- Gì nữa?
Trọng ngần ngừ:
- Sẽ ra một tờ nguyệt san để cho tôi làm chủ bút!
Đỉnh lắc đầu ngao ngán:
- Vẫn “Con Đường Xưa Em Đi”!
- Ông nói sao?
Đỉnh cay đắng:

- Còn nói gì nữa. Chúc mừng ông, có địa vị, có tiền, và có cả tình
nữa. Nhưng tôi cũng nói để ông rõ, dù rằng có thể ông đã biết rồi.
Những người đàn ông trước ông cũng đã qua những ngưỡng cửa đó, cũng
được bà ta trao cho trọng trách, cũng yêu nhau thắm thiết nhưng chẳng
người nào sống sót quá một năm. Ông rồi cũng chỉ đến thế thôi!
Trọng gục đầu:

- Tôi chấp nhận những điều đó, nhưng tôi cũng tin vào bản lĩnh của
mình. Có được tờ nguyệt san là mơ ước của tôi từ lâu. Có điều … Diệp
bắt tôi phải …
Trọng lại ngần ngừ không nói tiếp. Đỉnh dục:
- Sao? Phải qùy lạy bà ta hả?
Trọng cười buồn:

- Ông đừng mỉa mai tôi. Diệp … Diệp muốn tôi phải ly dị Oanh vì
Diệp không muốn mang tiếng là cặp kè với một người có gia đình!
- Biết mà! Thế ông định ly dị vợ thật hả?

- Tôi không biết. Tôi nói với Diệp cho tôi suy nghĩ ít lâu. Mấy hôm
nay tôi không gặp Diệp, nhưng chắc là phải trả lời bà ấy ngay chứ không
thể trì hoãn thêm được nữa.

Đỉnh ngồi
yên không nói, ly cà phê nguội lạnh trên bàn Đỉnh cũng chưa nhấp môi.
Còn gì nữa mà nói, và cũng chẳng phải chuyện của mình, mỗi người đều
có một đời sống riêng do họ chọn lựa. Mong là họ ý thức được hành động
và hiểu rõ hậu quả. Chỉ tiếc là ít nhiều mình cũng đã góp một bàn tay
vào việc làm tan nát một gia đình. Đỉnh thở dài.


Trọng cũng yên lặng, ngồi suy nghĩ mông lung và nhớ tới những giờ phút
cuồng nhiệt với Diệp mà đã lâu rồi không còn có với Oanh. Người đàn bà
với giọng nói uy quyền tại văn phòng nhưng cũng thật dịu dàng trong
những lúc riêng tư.
- Anh.
- Gi cơ?
- Em đọc quyển sách anh viết rồi. Dữ dội như …

Diệp cười khúc khích, không nói tiếp, kéo cao mép chăn che gò ngực
trần. Trọng thở ra, vòng tay sau gáy nhìn lên trần nhà:

- Viết để nhớ một đoạn đời mình. Vui buồn cũng đã qua, bạn bè thì
người mất kẻ còn, anh sống sót nhưng đời cũng long đong.
- Anh phải là nhà văn chuyên nghiệp hơn là người cầm súng.
- Đâu được chọn lựa!
- Trước đây thì có lẽ không, nhưng bây giờ thì có thể.
Trọng lơ đãng:
- How?
Diệp sôi nổi:

- Em cũng thích văn chương, đã từ lâu muốn ra một tờ nguyệt san,
tập tành viết lách cho cuộc đời bớt khô khan. Bây giờ có anh, chúng
mình hợp tác nhé. Em bỏ vốn, còn anh làm chủ bút!
Trọng ngạc nhiên, xoay người nhìn Diệp:
- Thật không?
Diệp gật đầu, vòng tay kéo Trọng vào sát mình, thì thầm:
- Yes dear. I love you.



Trọng thở dài nhớ tới lần gặp gỡ riêng tư vừa rồi trong căn nhà gần
biển của Diệp. Diệp đã gọi Trọng tới nhà buổi tối nhiều lần để bàn thảo
về công việc, về những dự tính tương lai cho nhà in. Những ly rượu mời
chào, những ánh mắt tình tứ lả lơi, và cuối cùng là bắt đầu của một
cuộc tình. Đề nghị ra tờ nguyện san của Diệp là một bất ngờ. Vào lúc
cuối đời bỗng dưng có một cơ hội để làm những gì mình ước mơ khiến
Trọng náo nức. Thế nhưng còn Oanh, còn những tháng năm chia ngọt xẻ
bùi, còn những kỷ niệm của một thời hoa bướm trên đường phố Sài Gòn
những ngày mặc áo lính trở về thăm người yêu. Biết làm sao bây giờ?
Trọng ngước mắt nhìn Đỉnh rồi lại cúi đầu loay hoay với ly cà phê vì
không biết nói gì hơn với bạn.


Ba …

Tôi an ủi người đàn bà đang nức nở:

- Cô cứ bình tĩnh kể tiếp cho cháu nghe. Mẹ cháu và cô cũng là chỗ
thân tình, cháu lại là social worker của cô nên cháu cũng cần biết rõ
mọi chuyện để có thể giúp đỡ cô.
Oanh vẫn nghẹn ngào:
- Cô … cô cám ơn cháu.
- Bổn phận của cháu mà.
Oanh đưa tay gạt nước mắt:
- Anh ấy đã bỏ đi mấy tuần, vừa rồi trở về đưa giấy tờ ly dị đòi cô ký.
Tôi ghi vội vài hàng trong tập hồ sơ, nhẹ nhàng hỏi Oanh:
- Cô đã ký chưa?
Oanh gật đầu:

- Anh ấy đã cương quyết như vậy có từ chối cũng không được. Cô thì
cũng đành nhưng đứa nhỏ hãy còn đang đi học, mà cô chẳng có cách gì
kiếm ra tiền nên phải tới đây xin trợ giúp.
Tôi trấn an:
- Dù có ly dị chú Trọng cũng phải cấp dưỡng cho cô và đứa nhỏ.
Oanh lắc đầu:

- Anh ấy nói cái job mới trả lương không nhiều, và trả bằng tiền
mặt nên theo luật anh ấy vẫn thất nghiệp, không thể giúp đỡ gia đình.
Nếu có đưa cho cô cũng chỉ được vài trăm một tháng, không đủ sống. Anh
ấy nói ly dị rồi cô đi xin trợ cấp vì có con vị thành niên, và không có
việc làm, sẽ được khá tiền hơn.
Tôi thở dài:
- Người ta hay lợi dụng những kẽ hở của luật pháp, nhưng còn đứa nhỏ, chẳng nhẽ chú Trọng không thương con?
Oanh rụt rè:
- Đưa bé không … phải là con anh ấy.
Tôi ngơ ngác:
- Sao?
Nước mắt Oanh lại ứa ra sụt sùi:

- Khi anh ấy phải đi cải tạo, gìa đinh cô túng quẫn, chẳng biết làm
sao để nuôi các con nên cô đành chắp nối với một cán bộ có quyền thế.
Chỉ có cách ấy các con của cô mới có cơm ăn, gia đình cô mới không bị
đi kinh tế mới, và cô mới có tiền đi thăm nuôi anh ấy trên cao-nguyên.
Cháu biết mà, cô lớn lên dời ghế nhà trường là lấy chồng, đâu có nghề
nghiệp gì nên lúc nào cũng nương tựa vào chồng. Khi anh ấy đi “cải tạo”
là lúc cô hoàn toàn bơ vơ. Giá mà không có các con thì cô thà chết …
Oanh nấc nên, không nói hết câu. Tôi bùi ngùi, cố nén xúc động:
- Dạ, cháu hiểu rồi. Như vậy đứa trẻ vị thành niên là con riêng của cô và người cán bộ?
Oanh cúi mặt:
- Đúng vậy. Khi anh ấy được thả ra, cô trở về với anh ấy, thú nhận mọi chuyện và khóc lóc xin anh ấy tha thứ.
Tôi lắc đầu:
- Cô đâu có lỗi gì. Chỉ là sự bắt buộc, và trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều.

- Anh ấy buồn lắm nhưng rồi cũng chấp nhận. Khi được xét cho đi
định cư tại Mỹ, cô nhất định đòi mang theo đứa con riêng, nếu không cô
sẽ không đi. Thấy cô cương quyết nên anh ấy đành chịu. Qua đây mọi
chuyện đều êm đẹp, các con cô đều đã lớn khôn, có đời sống riêng, trừ
đứa nhỏ đó.
Oanh lại ngồi yên thẫn thờ. Tôi hỏi thêm:
- Sang đây chú ấy vẫn thương yêu cô, và lo lắng cho gia đình?
Oanh gật đầu:

- Anh ấy đi làm, cô ở nhà coi sóc nhà cửa và trông nom các con,
không giàu có nhưng cũng đủ sống, và anh ấy không bao giờ dằn vặt cô về
chuyện cũ, trái lại đi đâu cũng mang cô theo, nhất là khi gặp bạn bè
cùng khoá. Cô tưởng như là tình yêu vĩnh cửu, không ngờ đến lúc gần
những tháng năm cuối cùng của cuộc đời lại gặp cảnh chua xót bẽ bàng!
Tôi thở dài:
- Tình người!
Oanh ngước mặt lên nhưng đôi mắt như nhìn đâu đó:

- Cháu biết không, mùa hè đỏ lửa anh ấy bị thương, còn chồng một
người bạn của cô tử trận. Bạn cô ôm quan tài khóc thảm thiết, cô nghĩ
bạn cô là người bất hạnh còn cô dù sao cũng may mắn, nhưng bây giờ thấy
mình mới thực sự là người bất hạnh. Bạn cô ít ra vẫn còn một hình bóng
để tôn thờ. Còn cô, bây giờ cô mất hết … Giá mà hồi đó anh ấy cũng chết
trận, để cho cô nhớ thương một đời! Ừ, giá mà anh ấy chết đi …
Nước mắt Oanh lại ứa ra. Tôi vỗ về:

- Cháu hiểu. Xin chia buồn với cô, và cháu sẽ cố gắng hoàn tất hồ
sơ mau chóng để cô sớm nhận được trợ cấp. Mong cô đừng chán nản, nghỉ
ngơi chứ đừng nghĩ ngợi nhiều. Cháu sẽ liên lạc với cô thường. Mẹ cháu
nữa. Mẹ cháu vẫn thường nhắc tới cô.
Oanh đứng lên:
- Cám ơn cháu.

Tôi cũng đứng lên, đưa tay đỡ Oanh, và tiễn chân cô ấy ra tận ngoài
lobby. Nhìn theo cô tôi thấy thật buồn. Trở lại văn phòng tôi vẫn còn
thẫn thờ, bỗng dưng tôi nghĩ tới người tôi yêu nên điện thoại cho anh:
- Anh, anh đừng bao giờ bỏ em nhé.
Tôi nghe tiếng anh cười lớn trong điện thoại:
- Sao hôm nay em ngoan vậy. Trước đến giờ chỉ thấy em dọa bỏ anh thôi.
- Hứa đi!
- Hứa! I love you so much, and I love you forever. Sao, bằng lòng chưa?
- Còn cái này nữa.
- Gì nữa nào?
Tôi ngần ngừ:
- Thôi không nói đâu. Anh ở xa quá. Khi nào gặp em sẽ đòi. Bye anh.


Buông điện thoại, tôi cố tìm một lý do xin nghỉ vài ngày để bất ngờ lên
thăm anh. Seattle lúc này mưa và gió lạnh, tôi muốn được anh ôm trong
vòng tay ấm nồng, và tôi sẽ gục đầu vào ngực anh tìm lại mùi hương.
Nghĩ tới người yêu tôi thấy vơi bớt nỗi buồn, nhưng vẫn không quên được
dáng đi xiêu vẹo của cô Oanh lúc tiễn cô ra về. Còn có niềm bất hạnh
nào hơn khi bị phụ bạc vào lúc cuối cuộc đời? Tôi nhẹ thở dài.


Giang Trân
Về Đầu Trang Go down
 
Tưởng Như Là Tình yêu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 12 điều lầm tưởng về ngoại tình
» Triển lãm "giầu tưởng tượng" nhất
» Ý tưởng
» xe ô tô của tương lai
» Hạnh Phúc Có Khi Chỉ Là Ảo Tưởng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TRUYỆN TỔNG HỢP :: Truyện Tiểu thuyết tình cảm-
Chuyển đến 
https://kenh18.forumvi.net
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất